Nội dung Hà_Tiên_thập_vịnh

Hà Tiên thập vịnh gồm 320 bài thơ thất ngôn bát cú được viết bằng chữ Hán, trong số đó có mười bài xướng do chủ soái Tao đàn Chiêu Anh Các là Mạc Thiên Tứ, và số còn lại là của các văn nhân ở Trung Quốc và ở ThuậnQuảng, gồm 31 người cùng nhau họa vần.

Đầu tập thơ có bài Đề tự của Mạc Thiên Tứ, sau tập thơ có lời bạt của Trần Trí Khải và Dư Tích Thuần (cả hai đều là người Trung Quốc). Năm 1755, Nguyễn Cư Trinh (1716-1767) vào Nam giao thiệp với họ Mạc, đã họa thêm 10 bài nữa, nhưng vì làm sau nên không có trong tập.

Các đề tài trong thi phẩm được tác giả cố ý xếp theo thứ tự từng đôi một, như sau:

Mộ Mạc Thiên Tứ (tác giả mười bài thơ xướng trong tập Hà Tiên thập vịnh) tại Hà Tiên.

Sau, cũng những đề tài này, Mạc Thiên Tứ còn dùng chữ Nôm để sáng tác và đã tập hợp lại trong tập Hà Tiên thập cảnh khúc vịnh. Ở cuối tập thơ, tác giả còn làm thêm bài Hà Tiên thập cảnh tổng vịnh. Nhờ vậy, mà người đọc dễ nhớ tên mười thắng cảnh, và biết được mối liên hệ của chúng (trong tập thơ & ngoài địa lý) với nhau như thế nào.

Đề cập mối quan hệ này, thi sĩ Đông Hồ đã tóm gọn như sau:"Đông Hồ và Lộc Trĩ liền nhau một dòng nước chảy. Nam Phố với Lư Khê tiếp nhau một cánh bãi dài. Đó là bốn cảnh "sông, hồ, gành, biển".Còn Tiêu Tự là "chuông", thì Giang Thành là "trống". Châu Nham là "chim", thì Kim Dữ là "cá".Và Bình San với Thạch Động là hai ngọn núi sừng sững muôn năm như hai ngọn thiên trụ, tiêu biểu cho đất Hà Tiên văn hiến" [3].